Quy định về hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử, hóa đơn đặt in
5/10/23 6:09 AM

Điều 6 nghị định cũng quy định, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; doanh nghiệp có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh khác chỉ được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ nếu có đủ các điều kiện như: đã được cấp mã số thuế, có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong 365 ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành hóa đơn tự in, cùng một số yêu cầu về kỹ thuật khác. Mỗi số hóa đơn tự in chỉ được lập một lần. Số lượng liên hóa đơn do các đơn vị tự quy định bằng văn bản dựa  trên yêu cầu sử dụng cụ thể của nghiệp vụ bán hàng.

Điều 7 nghị định này quy định, hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của đơn vị kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các đơn vị kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân nhưng phải có tên Cục Thuế ở góc trên bên trái của tờ hóa đơn. Hóa đơn do Cục thuế đặt in được bán cho tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh có cơ sở tại địa phương hoặc không phải đối tượng trên nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2011 và thay thế Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ. 


BẢN TIN HEPZA

Bài viết liên quan