Sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính

3/17/23 2:43 AM
 

Sau 6 năm triển khai thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập lớn, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật khác có liên quan và phù hợp với tình hình thực tiễn, cụ thể:

Đối với công tác xử phạt vi phạm hành chính, khó khăn, vướng mắc chủ yếu tập trung vào những vấn đề như: Mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực còn quá thấp, thiếu tính răn đe; sự thay đổi tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của các chức danh thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính dẫn đến thay đổi về thẩm quyền xử phạt; thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm bị giới hạn bởi thẩm quyền phạt tiền dẫn đến tình trạng dồn quá nhiều vụ việc lên cơ quan cấp trên; các quy định về thời hạn, thời hiệu thực hiện các công việc chưa phù hợp thực tế; thủ tục xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính còn nhiều bất cập, khiến cho việc xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu gặp nhiều khó khăn; việc thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng có những hạn chế nhất định do các quy định của Luật liên quan đến vấn đề này chưa đầy đủ, thiếu thống nhất; …

Xuất phát từ những vướng mắc, bất cập nêu trên, việc sửa đổi Luật XLVPHC là hết sức cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên tất cả các lĩnh vực.

Bộ Tư pháp đã đề xuất dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13. Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ tại đây.

Bài viết liên quan