Sửa đổi Luật Thanh niên năm 2015
Sửa đổi Luật Thanh niên năm 2015
3/17/23 4:03 AM
Sửa đổi Luật Thanh niên năm 2015
Tại Kỳ họp lần thứ 8 ngày 29/11/2005, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Thanh niên và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. Việc ban hành Luật Thanh niên đã tạo cơ sở pháp lý cho việc chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy thanh niên; tác động tích cực đối với phong trào thanh niên; đồng thời phát huy vai trò của tổ chức thanh niên, trong đó trung tâm là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên.
Thông qua thực hiện và triển khai Luật Thanh niên, bộ máy quản lý nhà nước về thanh niên ở các bộ, ngành, địa phương đã được thiết lập và xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với thanh niên, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thông qua đó, nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của thanh niên ngày càng được nâng cao, coi đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho tương lai nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ có ảnh hưởng quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bên cạnh những thành công đạt được, Luật Thanh niên năm 2005 vẫn còn những bất cập và bộc lộ 1 số tồn tại nhất định như: một số quy định khó áp dụng, chưa nêu rõ quyền và trách nhiệm của Thanh niên, thiếu nguồn lực thực hiện Luật, chưa có công cụ đo lường, thống kê nên chưa bóc tách và làm rõ được thông tin về thanh niên, nguồn lực đầu tư cho thanh niên với nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực khác của các bộ, ngành và địa phương; tính pháp chế trong thi hành Luật còn hạn chế làm giãm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về thanh niên; pháp luật về thanh niên chưa được coi trọng dẫ đến tình trạng cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thực hiện tốt cũng không được đánh giá, ghi nhận và ngược lại không làm cũng không bị xử lý. Ngoài ra, hệ thống pháp luật chuyên ngành đã được sửa đổi, bổ sung khá nhiều từ năm 2005, tác động trực tiếp đến các chinh sách dành cho thanh niên, đặc biệt khi Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 2013. Do đó, thanh niên khó phát huy và thực hiện được đầy đủ các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật cho thanh niên.
Với tinh thần đó, việc xây dựng Luật Thanh niên (sửa đổi) là cần thiết và quan trọng. Mục đích nhằm thể chế hóa và hoàn thiện cơ sở pháp lý, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên, các chinh sách của Nhà nước đối với thanh niên; bảo đảm trách nhiệm của nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội, các tổ chức của thanh niên trong thực hiện chính sách, pháp luật để thanh niên được tu dưỡng, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi) xây dựng trên cơ sở các chính sách được Chính phủ thông qua. Theo đó:
Chính sách 1: Quy định về đối thoại với thanh niên, Tháng Thanh niên và bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách phát triển thanh niên.
Chính sách 2,3 và 4: Quy định về trách nhiệm của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trách nhiệm của Nhà nước đối với thanh niên và đối với một số nhóm thanh niên cụ thể.
So với Luật Thanh niên năm 2005, dự thảo Luật đã tách quyền và nghĩa vụ của thanh niên để làm rõ trách nhiệm của thanh niên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời, quy định các chính sách của Nhà nước gắn với việc bảo đảm thực hiện quyền cơ bản của thanh niên. Ngoài ra, dự thảo Luật đã quy định cụ thể chính sách của Nhà nước đối với thanh niên tương ứng với các quyền, nghĩa vụ đặc trưng để thanh niên học tập, rèn luyện, tích lũy kiến thức, kỹ năng, ý thức kỷ luật; được tiếp cận và cung cấp thông tin về học tập, lao động, việc làm; được tiếp cận. nghiên cứu khoa học, được sáng tạo, tự do lựa chọn nghề nghiệp, tạo điều kiện và môi trường để khởi nghiệp sáng tạo;…nâng cao sức khỏe để phát triển cả thể chất và tinh thần. Ngoài ra, dự thảo Luật đã quy định cụ thể các chính sách mới đối với thanh niên khởi nghiệp, thanh niên tình nguyện, chính sách đối với thanh niên làm việc tại khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Chính sách 5: Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về thanh niên.
Chính sách 6: Quy định trách nhiệm của tổ chức thanh niên
Chính sách 7: Quy định trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với thanh niên.
Với việc thông qua Luật Thanh niên sửa đổi sẽ thực hiện được việc thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên, xác định vai trò của thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, và phù hợp với xu thế quản lý và hoạt động của thanh niên trong thời kỳ hộp, toàn cầu hóa.
Dự thảo Luật Thanh niên được bố cục gồm 6 Chương và 62 Điều đã được Chính phủ trình Quốc hội tại Tờ trình số 348/TTr-CP ngày 23/8/2019 của Chính Phủ. Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật đã thống nhất trình Quốc hội vào tháng 8/2019 và dự kiến trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV.
Nhằm lấy ý kiến rộng rãi các bạn đoàn viên, thanh niên và người dân Thành phố, Ban Quản lý gửi đường dẫn do Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh xây dựng đường dẫn khảo sát lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi). Rất mong nhận được sự góp ý từ các bạn đoàn viên, thanh niên về dự thảo luật.
Link tài liệu: //goo.gl/9P2r8A
Link góp ý: //goo.gl/HYB4iE
Link sản phẩm tuyên truyền: https://goo.gl/forms/yywSZOamF9CCzWMm2