Tình hình hoạt động KCX – KCN 6 tháng đầu năm 2013
06:12 10/05/2023

Trong đó, tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt 136,04 triệu USD, tăng 66%; tổng vốn đầu tư trong nước đạt 45,52 triệu USD, giảm 63,48%. %. Các dự án cấp mới có quốc gia đầu tư là Singapore, Úc, Đức, Nhật và Mỹ với ngành nghề đầu tư thuộc lĩnh vực: cơ khí, dược phẩm, nhựa và thực phẩm.

Tổng diện tích đất cho thuê đạt 11,2 ha, giảm 41,22% so với cùng kỳ năm 2012, diện tích nhà xưởng cho thuê 18.756,96 m2, tăng 14,79%.

Nguyên nhân chính của thu hút đầu tư giảm sút là do tình hình kinh tế trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm, hàng tồn kho nhiều, do đó doanh nghiệp trong nước giảm đầu tư. Sự suy giảm chung của nền kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư mới của các doanh nghiệp nước ngoài. Mặt khác, giá thuê đất tại các KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh cao hơn so với các tỉnh lân cận, hạ tầng chưa hoàn chỉnh, doanh nghiệp đầu tư vào KCX, KCN không còn được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tuyển dụng lao động gặp nhiều khó khăn, nguồn nhà xưởng xây sẵn không đáp ứng đủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Vốn đầu tư nước ngoài thu hút tăng chủ yếu là do một số dự án đầu tư mở rộng sản xuất có kế hoạch từ trước. Các doanh nghiệp này được hỗ trợ từ Công ty mẹ và sản phẩm có khách hàng thường xuyên, ít bị tác động bởi sự suy giảm của thị trường.

Các dự án mới trong và ngoài nước chủ yếu là những dự án vừa và nhỏ với ngành nghề chủ yếu thuộc lĩnh vực phụ trợ, chủ yếu là thuê nhà xưởng xây sẵn của Công ty phát triển hạ tầng hoặc thuê nhà xưởng dư thừa của doanh nghiệp đang hoạt động khó khăn. Do đó, vốn đầu tư của dự án thấp để hạn chế rủi ro đầu tư hoặc đầu tư để tìm hiểu thị trường mới tại Việt Nam.

Về quốc gia đầu tư, các dự án mới nước ngoài chủ yếu là những dự án tại những quốc gia đã có dự án đầu tư tại Việt Nam, tiếp thu kinh nghiệm quản lý của những doanh nghiệp đi trước và được hỗ trợ từ những doanh nghiệp trong cùng tập đoàn. Các quốc gia khác vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu môi trường và cơ hội đầu tư.

Các doanh nghiệp trong KCX tiếp tục phát triển ổn định. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 tăng 12% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn, các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ, tập trung vào các doanh nghiệp nội địa vừa và nhỏ ở các KCN.

Nhu cầu tuyển dụng lao động giảm do doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, thiếu đơn hàng, ngưng hoạt động, bán hoặc cho thuê lại nhà xưởng. Nhiều doanh nghiệp giảm giờ làm, bố trí lại ca làm việc (thay vì tổ chức 3 ca như trước, nay giảm còn 02 ca hoặc 01 ca). Tình trạng lao động “nhảy việc” cũng giảm do người lao động cũng nhận thấy tình hình khó khăn chung của doanh nghiệp. Tranh chấp lao động tập thể giảm so với cùng kỳ 2012. Riêng đối với doanh nghiệp ngành may mặc vẫn tuyển lao động với số lượng nhiều nhưng đòi hỏi lao động phải có tay nghề may, mức lương và chế độ đãi ngộ chưa cao nên không thu hút được lao động, mặt khác lao động từ các tỉnh đến KCX, KCN tìm việc ngày càng giảm.
 
Trước tình hình 6 tháng đầu năm 2013 và dự báo nền kinh tế sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức; nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong 6 tháng cuối năm 2013 tập trung vào các giải pháp sau: Tiếp tục thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các KCX-KCN; Tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định, duy trì sản xuất theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính Phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các KCX-KCN theo quy hoạch; Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện pháp luật về lao động nhằm ổn định tình hình lao động, hạn chế xảy ra tranh chấp lao động tập thể, giữ gìn an ninh trật tư tại KCX – KCN; Tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tại các KCX – KCN; Thúc đẩy xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ công nhân; Đẩy nhanh tiến độ triển khai các KCN dự kiến thành lập mới và mở rộng.

Bài viết liên quan